Thị Trường Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Thế Giới

gotanbitunhien

Gỗ Tự Nhiên Nhập Khẩu Tại SHT

Tại SHT, Các dòng gỗ tự nhiên được nhập khẩu từ châu âu và châu á với quy trình bảo quản và hệ thống máy tiên tiến luôn giúp cho chất lượng gỗ ở tình trạng tốt nhất tới tay khách hàng. Quy trình xử lý chuyên nghiệp, hệ thống bán hàng tiên tiến luôn giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất

Theo Phòng công nghiệp phát triển gỗ (TIDD), thuộc Ủy ban Lâm nghiệp Gha-na, trong 1 tháng năm 2019, xuất khẩu sản phẩm gỗ nước này đạt 277,8 nghìn m3, trị giá 158,3 triệu Eur (tương đương 180,5 triệu USD), tăng 5,3% về lượng và tăng 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Thị Trường Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Thế Giới

Trong đó, gỗ xẻ sấy khô chiếm 75% tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu, gỗ dán chiếm 7%, còn lại là các sản phẩm gỗ khác. Chủng loại gỗ xuất khẩu chủ yếu gồm: Gỗ ceiba, gỗ tếch, gỗ wawa, gỗ cao su và gỗ hồng sắc. Trong 10 tháng năm 2018, Gha-na chủ yếu xuất khẩu gỗ sang các khu vực như:

Châu Á chiếm 72% tổng khối lượng  xuất khẩu sản phẩm gỗ của Gha-na, châu Âu chiếm 12%, Châu Phi chiếm 7%; châu Mỹ chiếm 6%, Trung Đông chiếm 2,5%. Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Gha-na là: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Đức.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ

Về xuất khẩu: Theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 01/01/2019 đến ngày 15/01/2019 đạt 425,8 triệu USD, giảm 6,9% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 309,6 triệu USD, giảm 9,4% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Tình Hình Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ

Về nhập khẩu: Trị giá nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ ngày 01/01/2019 đến ngày 15/01/2019 đạt 121,4 triệu USD, tăng 9,9% so với 15 ngày cuối tháng 12/2018, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhập khẩu đồ nội thất

Dung lượng thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ Úc và thị phần của Việt Nam  Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc trong tháng 10/2018 đạt 138,6 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước, tăng 13,9% so với tháng 10/2017. Lũy kế đến hết tháng 10/2018, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc đạt 1,28 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường nhập khẩu

Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ ba thị trường chính là: Trung Quốc, Việt Nam và Ma-lai-xi-a, trị giá nhập khẩu từ ba thị trường này chiếm tới 84,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc trong 10 tháng năm 2018. Trong đó, trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc lớn nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.  Tiếp theo là nhập khẩu từ Việt Nam với trị giá 154,9 triệu USD, tăng 10,7% so với 10 tháng năm 2017. Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc từ Ma-lai-xi-a đạt 100,4 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Đáng chú ý, trong ba thị trường chính cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho thị trường Úc trong 10 tháng năm 2018, chỉ có thị trường Trung Quốc mở rộng thị phần tại Úc, còn thị trường Việt Nam và Ma-lai-xi-a giảm thị phần cung cấp đồ nội thất bằng gỗ tại thị trường Úc. Ngoài ra, trong 10 tháng năm 2018 Úc còn nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Ý, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Thái Lan…  Úc là thị trường tiềm năng, tuy chỉ có 24 triệu dân, nhưng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nhiều, trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 600 tỷ USD/năm. Đây là thị trường tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ.

Mặt hàng nhập khẩu

Mặt hàng nhập khẩu: Úc nhập khẩu các mặt hàng hàng đồ nội thất bằng gỗ đều tăng trong tháng 10 tháng năm 2018, trong đó mặt hàng ghế khung gỗ (mã HS 940161+940169), đồ nội thất phòng ngủ (mã HS 940350), đồ nội thất nhà bếp (mã HS 940340), đồ nội thất văn phòng (mã HS 940330) đạt tốc độ tăng trưởng cao, chỉ có mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt tốc độ tăng trưởng nhẹ.

Dẫn đầu về trị giá nhập khẩu trong 10 tháng năm 2018 là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 516,4 triệu USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2017. Úc nhập khẩu ghế khung gỗ từ một số thị trường chính như:  Trung Quốc trị giá 367,6 triệu USD, tăng 20,5%; Việt Nam đạt 42,4 triệu USD, tăng 22,8%; Ma-lai-xi-a đạt 36,4 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 399,96 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. Úc nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc trị giá 231,8 triệu USD, tăng 8,3%, thị phần chiếm tới 58% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Úc.

Mặt hàng nhập khẩu
Mặt Hàng Nhập Khẩu

Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ hai với trị giá 65,5 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, Úc còn nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường khác như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Ý, Ấn Độ…  Đáng chú ý, Úc tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp trong 10 tháng năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Ý, Đức, Việt Nam là thị trường cung cấp chính mặt hàng đồ nội thất nhà bếp tới Úc.

Thị trường nhập khẩu
Thị Trường Nhập Khẩu

Mặc dù trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 1,6 triệu USD, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm
2017, nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Úc. Như vậy, dư địa thị trường vẫn còn khá lớn và là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đẩy mạnh sang thị trường Úc trong thời gian tới.

Xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam

Bên cạnh đó, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam sang Úc. Ngoài ra, yếu tố quyết định để khách hàng ở Úc chọn mua sản phẩm từ gỗ là chất lượng, thiết kế và giá cả.  Các sản phẩm nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã đáp ứng và đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Úc, dự kiến xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường Úc trong năm 2019 rất khả quan.

Nguồn Bản tin thị trường

5/5 - 1233 Bình chọn
Xem thêm