Giá Gỗ Xẻ Tăng Cao Kỷ Lục Tại Mỹ Do CoVID-19

go thong my nhap khau 2020
Việc các nhà cung cấp Mỹ dự đoán sai về việc nhu cầu suy yếu đã khiến giá gỗ xẻ tăng cao chưa từng thấy. Theo Financial Times, dù vàng và bạc đã hoạt động tốt hơn hầu hết loại tài sản, nhưng gỗ xẻ mới là hàng hoá thể hiện tốt nhất trong năm nay.
COVID-19 giúp giá gỗ xẻ lên cao kỉ lục tại Mỹ - Ảnh 1.Nhu cầu sửa sang nhà ở giúp giá gỗ xẻ lên cao kỉ lục. Đơn vị: USD/1.000 board feet.

Giá gỗ xẻ đạt mức cao kỉ lục sau khi nhu cầu tăng cao khi nhu cầu làm việc nhà tăng vọt do đại dịch COVID-19 tạo nên những làn sóng về dự án cải tạo từ hàng rào cho tới nhà kho, trong khi lượng gỗ tồn kho ở mức thấp. Cụ thể, giá gỗ xẻ đã tăng 104% trong năm nay, gấp gần 4 lần mức tăng theo tỉ lệ phần trăm của vàng, lên 828 USD/1.000 board feet. Đầu tháng 8, giá gỗ xẻ đã phá vỡ kỉ lục lập trước đó là 651 USD, xác lập vào năm 2018 khi thời tiết mùa đông khắc nghiệt ở Canada gây ra các vấn đề giao thông trong nhiều tháng. Chỉ tính riêng tuần trước, giá gỗ xẻ đã tăng 13%.

go tan bi nhap khau 4“Đây là đà tăng mạnh nhất, lớn nhất trong lịch sử ngành gỗ xẻ”, theo Robin Cross, một nhà môi giới tại StoneX. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng khắp Bắc Mỹ, nhiều nhà máy đã giảm sản xuất với với dự đoán nhu cầu suy yếu. Tuy nhiên, họ đã nhầm.

Ông Cross cho biết lượng hàng tồn kho, vốn đã thấp do tốc độ xây dựng nhà mới mạnh mẽ của Mỹ trước khi đại dịch xảy ra, đang giảm dần dưới áp lực thanh lí tồn kho và nhu cầu tăng vọt.”Nhiều người đang phải ở nhà do dịch quyết định cải tạo mới nhà cửa, từ làm sàn đến phòng mới”, ông Chris McIver, Phó Chủ Tịch bán hàng của West Fraser, nhà sản xuất gỗ lớn nhất Bắc Mỹ, cho hay.

go thong xe tam daiBên cạnh đó, giá gỗ xẻ cũng được hỗ trợ thêm từ lãi suất thấp giúp nhu cầu nhà ở phục hồi nhanh chóng, khi người dân tại các đô thị tìm kiếm nhà ở khu vực nông thôn. Ông Greg Kuta, Chủ tịch công ty môi giới Westline Capital Strategies nhận định những người rời khỏi thành phố và vùng ngoại ô là những người thuận tuý và đơn giản. Gỗ xẻ không phải là một thị trường toàn cầu thực sự với khối lượng giao dịch mỏng, mặc dù là một trong những mặt hàng lớn nhất thế giới về sử dụng và sản xuất. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất châu Âu và Nga đang bán mặt hàng này vào Bắc Mỹ để kiếm lời từ việc giá tăng cao, còn các nhà sản xuất Canada đang chuyển nhiều gỗ hơn sang Mỹ thay vì châu Á, các nhà môi giới cho biết.

Trong tuần tính đến này 24/8, Hiệp hội Nhà xây dựng Quốc gia Mỹ cảnh báo, đà tăng của giá gỗ xẻ đã đi quá xa, đến mức có nguy cơ cản trở sự phục hồi của thị trường nhà ở Mỹ. Các nhà kinh doanh gỗ xẻ cũng chia sẻ họ đang theo dõi chặt chẽ xem liệu có hay không cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 có làm giảm thu nhập của nhân viên văn phòng, những người thúc đẩy nhu cầu nhà ở.

Giá Gỗ Xẻ Tại Thị Trường Việt Nam

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và thứ hai châu Á về sản xuất đồ gỗ nhưng vẫn thua xa nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách chuyển hướng sản xuất phục vụ thị trường nội địa của Trung Quốc đang tạo ra sự chuyển dịch nhiều đơn hàng xuất khẩu đến Việt Nam. Sự khởi sắc của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong năm 2017 có động lực từ việc chuyển dịch đơn hàng này. Doanh nghiệp (DN) ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước cơ hội đạt mục tiêu doanh thu 8 tỷ USD trong năm 2018. Không cần phải đợi đến Hội nghị AFIC mà từ hơn một năm nay, ngành gỗ đã bắt đầu ghi nhận có sự dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam. Ngay cả nhiều DN gỗ Trung Quốc cũng chuyển sang Việt Nam mở nhà máy.

go thong my tron nhap khau 4Trở về sau khi tham dự Hội nghị Hội đồng Công nghiệp gỗ Châu Á (AFIC) tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Khanh – Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cung cấp một thông tin đáng chú ý: “Bài phát biểu của người đại diện những nhà làm chính sách Trung Quốc tại hội nghị này cho biết, nếu như những năm trước, 80% sản lượng ngành gỗ phục vụ xuất khẩu thì trong vài năm tới, con số này sẽ chuyển sang phục vụ thị trường nội địa. Trong khi đó, nhu cầu thị trường thế giới chắc chắn không giảm. Câu hỏi đặt ra là nước nào sẽ tiếp nhận sự dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu này. Không nói ra nhưng các nước đều hiểu chính là Việt Nam – nước đứng thứ hai châu Á về xuất khẩu đồ gỗ. Có thể xem đây là một vận hội lớn với ngành gỗ nước ta.

Nguồn báo cáo thị trường gỗ !