Tăng Hàm Lượng Công Nghệ Trong Ngành Gỗ

go soi do gma

Với công nghệ đang phát triển chóng mặt và hiện tại là công nghệ 4.0 áp dụng tự động hóa vào đời sống và sản xuất. Ngành công nhiệp gỗ cũng không nằm ngoài xu hướng này, và đang ngày càng phát triển để tạo ra những sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn khi áp dụng công nghệ mới .

Tăng Hàm Lượng Công Nghệ Trong Ngành Gỗ

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 20 tỉ USD vào 2025 và Việt Nam sớm trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải có nguồn lao động chất lượng cao, nền quản trị sản xuất hiện đại và đổi mới, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại đáp ứng mục tiêu tăng năng suất, giảm chi phí.

gothongtronmy5 1Điều này có thể đạt được khi chúng ta thực hiện tốt việc gắn kết đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất để thực hiện các nhiệm vụ lớn của ngành chế biến gỗ, xuất khẩu lâm sản.

Đào tạo, nghiên cứu khoa học

Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dựa trên sự kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công dưới nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, và đã khẳng định được tính hiệu quả trong đào tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhưng khả năng đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực cho sản xuất.

Cách mạng công nghệ 4.0

Đặc biệt trong xu thế thời đại và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 từ đó sẽ làm thay đổi phương thức đào tạo, quản lý, tổ chức sản xuất, nghiên cứu, ứng dụng và thị trường sản phẩm. Có thể thấy rõ nét nhất trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, trước năm 2015 kim ngạch xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có nền sản xuất công nghệ cao, hiện đại) chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Thị Trường Gỗ 2019 Và Triển Vọng Đầu Tư

Từ năm 2016, 2017 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã tăng lên, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu nhờ đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, sử dụng nhân lực chất lượng cao.

Tiềm năng phát triển của chế biến gỗ

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) thì ngành chế biến gỗ là ngành có tiềm năng phát triển, có năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, thị trường rộng lớn. Với quy mô khoảng hơn 420.000 lao động thường xuyên tại các nhà máy và hàng triệu lao động gián tiếp có liên quan.

Gỗ Thông Xẻ Theo Yêu Cầu ⭐️ Gỗ SHT Giao Hàng Nhanh

Tuy nhiên, số lượng kỹ sư ngành chế biến lâm sản, thiết kế nội thất chỉ chiếm 1-2%; 20-30% trong tổng số lao động được đào tạo bài bản, còn lại là lao động phổ thông (70-80%) chưa qua đào tạo. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất lao động của ngành chế biến gỗ Việt Nam thấp, chỉ bằng 50% năng suất lao động so với Philippines, 40% của Trung Quốc và 20% của Liên minh châu Âu (EU).

Đào tạo nguồn lao động phổ thông

Hiện nay các doanh nghiệp phải tự đào tạo nguồn lao động phổ thông. Kỹ sư chế biến lâm sản từ các trường đại học đào tạo ra cung không đủ cầu, các trường đào tạo nghề không thu hút được học viên ngành chế biến gỗ, các doanh nghiệp thiếu nguồn nhân công lành nghề có khả năng sử dụng những thiết bị tự động, điều khiển số. Mục tiêu ngành chế biến gỗ trong 5 – 10 năm nữa có thể đạt doanh số 20 tỉ USD, đồng nghĩa nguồn nhân lực cần phải tăng về số lượng và chất lượng.

https://www.goxethanh.vn/gia-go-thong-xe-go-tron-va-xu-huong-go-2019.html

Theo Hiệp hội gỗ và mỹ nghệ TP. HCM, nhu cầu lao động ngành chế biến gỗ và lâm sản được dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 người có trình độ Đại học, trên Đại học và 266.860 công nhân kỹ thuật; đến năm 2025 cần khoảng 106.800 người có trình độ Đại học, trên Đại học và 445.200 công nhân kỹ thuật.

Lao động khác trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến trung gian và công nghiệp phụ trợ sẽ lớn hơn gấp 3 lần so với hiện tại. Đây là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành chế biến gỗ và lâm sản bài toán về nguồn nhân lực lao động chất lượng cao.

gotanbixe 7Chế biến gỗ và lâm sản

Cách mạng 4.0 trong chế biến gỗ và lâm sản đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Đây sẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp hạn chế phụ thuộc vào nguồn nhân công lao động giá rẻ và tiết giảm tối đa chi phí. Hầu hết các công việc mới được tạo ra sẽ đòi hỏi phải có trình độ khoa học, kỹ thuật.

Điều đó có nghĩa là các trường phải đào tạo ra một thế hệ người lao động mới. Nguồn nhân lực cần phải am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm, tự tin, độc lập, có nhu cầu học hỏi lớn để nâng cao năng suất lao động, tiếp tục năng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm trên thị trường.

NGND. GS.TS. TRẦN VĂN CHỨ
Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp