Thị Trường Xuất Khẩu Gỗ 2019-2024 ™

go maple xe say gma 4

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm năm 2019 đạt gần 8,3 tỉ USD, đạt tỉ lệ tăng trưởng 12,6% so với kim ngạch năm 2018. Đây là một thành tích rất ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một số biến động, với xu thế đi ngược lại với toàn cầu hóa, hạn chế hội nhập, bảo hộ sản xuất trong nước tại một số thị trường nhập khẩu chính.

Ngành chế biến xuất khẩu gỗ

Ngành chế biến xuất khẩu gỗ cũng đang có những dịch chuyển theo hướng tăng cả lượng và chất. Năm 2019, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng trong nhóm sản phẩm gỗ (HS 94), là nhóm có giá trị gia tăng cao (cao hơn nhóm mặt hàng gỗ – HS 44) chiếm khoảng 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng từ con số 63,5% của năm 2017 và 2018. Gia tăng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là do mở rộng xuất khẩu trong nhóm mặt hàng ghế ngồi (HS 9401), đồ nội thất (HS 9403) và một số mặt hàng thuộc nhóm gỗ dán (HS 4412).

ty le go xuat khauXuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu (gỗ tròn, xẻ) giảm. Mở rộng xuất khẩu theo hướng tăng cả lượng và chất là tín hiệu quan trọng phản ánh sự dịch theo hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Năm 2019 chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt tại 4 thị trường lớn là Hoa Kz, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Kim ngạch từ thị trường này trong năm chiếm 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường. Riêng kim ngạch từ thị trường Hoa Kz chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tăng trưởng từ thị trường này năm 2019 đạt 13,6%, góp phần quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2019.

gothongtronmy2Mặc dù ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam vẫn đang trong đà tăng trưởng theo hướng cả lượng và chất, ngành có thể sẽ phải đối mặt với một số khó khăn do các thay đổi tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là 4 thị trường quan trọng nhất của Việt Nam trong tương lai. Cụ thể:

Thị trường Hoa Kỳ

Chính sách thương mại của Tổng thống Trump hiện đi theo hướng giảm thâm hụt thương mại, bảo hộ mậu dịch, khuyến khích sản xuất trong nước. Chính sách này đã có tác động trực tiếp đến Trung Quốc, quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn nhất từ Hoa Kz. Thời gian gần đây đã cho thấy sự tăng trưởng trong đầu tư vào ngành gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam.

Gỗ Sồi Xẻ Sấy Quy Cách Nhập Khẩu Giá Tốt Nhất 2022™

Có thể sự dịch chuyển này là những động thái nhằm tránh các chính sách về thuế của Hoa Kz áp dụng cho các mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kz. Gia tăng đầu tư Trung Quốc vào chế biến gỗ của Việt Nam cũng có thể là phản ứng của các doanh nghiệp Trung Quốc với chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc đối với các ngành sản xuất nội địa, và có thể để tránh thuế xuất khẩu vừa mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng. Tăng đầu tư của Trung Quốc vào ngành gỗ của Việt Nam ẩn chứa những rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam.

gothongnoithat
Hoa Kz là thị trường tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả Việt Nam. Thặng dư trong cán cân thương mại giữa Hoa Kz và Việt Nam khoảng 32 tỉ USD mỗi năm, nghiêng về phía Việt Nam đã đẩy Việt Nam vào danh sách 6 quốc gia có mức thâm hụt lớn nhất đối với Hoa Kz. Việt Nam đã trở thành quốc gia được Hoa Kz quan tâm lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu như hàng điện
tử, may mặc, giầy dép và đồ gỗ.

Riêng đối với các mặt hàng đồ gỗ, thặng dư thương mại của Việt Nam từ Hoa Kz đạt trên 2 tỉ USD. Mức thặng dư này, cộng với luồng đầu tư từ Trung Quốc vào ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có thể tạo ra những mối quan tâm đặc biệt từ các cơ quan quản lý Hoa Kz. Điều này đòi hỏi ngành gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có những bước chuẩn bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Hoa Kz.

Gỗ Thông Xẻ Theo Yêu Cầu ⭐️ Gỗ SHT Giao Hàng Nhanh

Một vấn đề cần quan tâm của thị trường này là Chính phủ liên bang đang ngày càng thắt chặt thực thi đạo luật Lacey và hiệu lực của quy định về phát thải formaldehyde.

Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

Đến nay, Trung Quốc là thị trường rất mở đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam. Thặng dư thương mại các mặt hàng gỗ của Việt Nam từ thị trường này khoảng trên 600 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu là các sản phẩm thô, như dăm gỗ, các loại gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ.

Trung Quốc đang cân nhắc áp dụng chính sách từng bước (step-wise) trong việc kiểm soát tính hợp pháp của nguồn gỗ sử dụng tại Quốc gia này. Hiện Chính phủ đã áp dụng quy định chỉ có gỗ hợp pháp được sử dụng trong các cơ quan công quyền.

Gỗ Tần Bì Nhập Khẩu Tại Đức Và Đan Mạch

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Đạo luật Gỗ sạch (Clean Wood Act). Đạo luật này có hiệu lực vào tháng 5 năm 2019. Hiện Chính phủ đang ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng Đạo luật này. Chính phủ Hàn Quốc ban hành Đạo luật Sử dụng gỗ bền vững (Act on the Sustainable Use of Wood) và chính thức có hiệu lực vào tháng 3 năm 2018.Thực thi các Đạo luật này có thể đồng nghĩa với việc áp dụng các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào thị trường này. Điều này sẽ tác động đến các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường này trong thời gian tới.

Việt Nam giảm xuất khẩu gỗ

Việt Nam giảm xuất khẩu gỗ tròn/đẽo vuông thô và gỗ xẻ là tín hiệu đáng mừng, bởi giảm xuất khẩu chủ yếu là nhóm mặt hàng nằm trong nhóm gỗ như gỗ hương, căm xe, cẩm lai có nguồn gốc từ nhập khẩu. Lí do giảm xuất khẩu là bởi nguồn cung các loại gỗ ngày càng ngày càng khó khăn, do các quốc gia cung các loài gỗ này siết chặt chính sách khai thác và thương mại. Các loài gỗ có nguồn gốc từ trong
nước, như gỗ cao su, gỗ keo mặc dù lượng xuất khẩu giảm nhưng lượng giảm không lớn. Điều này cho thấy các khó khăn trong việc hạn chế xuất khẩu nguồn gỗ nguyên liệu thô có nguồn gốc từ Việt Nam .