Gỗ Thông Đỏ Và Những Điều Cần Biết ⭐️ Gỗ Tự Nhiên SHT

go thong do nhap khau tai gma

Gỗ thông đỏ hiện là một trong những dòng gỗ tự nhiên được nhiều khách hàng ưa chuộng, cũng giống như gỗ thông vàng hay gỗ thông trắng, Gỗ thông đỏ có những đặc điểm riêng và dấu hiệu để nhận biết. SHT sẽ giới thiệu với các bạn những đặc điểm cơ bản để nhận biết gỗ thông đỏ và các loại thuộc họ thông đỏ này.


DU SAM NÚI ĐẤT (KETELEERIA EVELYNIANA Mast)

Đặc điểm nhận dạng – thuộc dòng gỗ thông đỏ

Cây gỗ trung bình, phân cành không xác định, cao đến 15 m,đường kính ngang ngực tới 35 cm. Cây non có vỏ mỏng dạng vảy, cây già vỏ trở nên sần sùi màu nâu xám. Lá kim trưởng thành xếp xoắn ốc hướng lên trên ở chồi đỉnh, xếp thành hai hàng dạng lược ở các cành khác, dài khoảng 3-7 cm và rộng 2-5 mm, xoắn ở gốc, hình dải hay hình liềm. Các lỗ khí có ở 2 dải rộng ở cả hai bên gân chính của mặt dưới.

Chồi đỉnh hình trứng, không có nhựa. Nón cái đứng, hình trụ, mọc ở đỉnh trên các cành ngắn của phần trên của cây, dài 9 – 20 cm và rộng 4 – 7 cm, cuống tạo thành góc với trục nón, dài tới 6 cm. Vảy nón thuôn gần như hình tim, có mép cong lõm. Nón chín chuyển màu nâu trong một năm và giải phóng  hạt khi còn trên cây. Hạt dài 0,6 cm, có dầu khi bẻ và có một cành màu vàng nhạt với chiều rộng rộng nhất ở phần giữa.

gỗ thông đỏ nhập khẩu
Gỗ Thông Đỏ Nhật Tại Sht

Phân Bố :  Loài được ghi nhận ở nhiều nơi như Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Ninh Thuận. Ở Mộc Châu tìm thấy tại xã Chiềng Xuân, xã Chiềng Sơn, xã Lóng Sập.

Sinh Thái :  Sinh trưởng và phát triển ở độ cao từ 300 – 800 m trong rừng thường xanh trên các sườn núi đất. Ít thấy mọc kèm với các loài cây lá kim khác trong khu vực nghiên cứu.

Tình Trạng :  Du sam núi đất không mọc trên vùng núi đá vôi của Mai Châu mà gặp rải rác ở vùng núi đất của Xuân Nha. Lượng cá thể ở đây chưa được thống kê cụ thể, tuy nhiên số lượng này còn lại không nhiều. Phần lớn những khu vực rừng có Du sam đều đã bị tác động mạnh bởi hoạt động nương rẫy. Những cá thể lớn bị khai thác lấy gỗ, còn lại là những cá thể nhỏ, khả năng tái sinh của loài ở đây do vậy là thấp.

go thon do nhat
Gỗ Thông Đỏ Nhập Khẩu Nhật

Nhân Giống : Du sam núi đất có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Hạt có chứa nhiều dầu nên cần phơi chỗ giâm mát, không để quá khô. Tỷ lệ nảy mầm lô hạt thu ở Lâm Đồng đạt khoảng 41%. Hom cành từ cây trưởng thành ở Lâm Đồng cũng có khả năng ra rễ đạt tỷ lệ tới 40%.


THÔNG XUÂN NHA (PINUS aff. ARMANDII Franch) – HỌ GỖ THÔNG ĐỎ

Tên khác: Loài Thông với những đặc điểm giống với loài Thông trắng trung quốc (Pinus armandii) mới được phát hiện ở Khu BTTN Xuân Nha. Loài này hiện đang được mô tả và công bố như một loài Thông mới cho Việt Nam. Chúng thuộc dòng gỗ thông đỏ

Đặc điểm nhận dạngCây gỗ thường xanh, cao đến 25-30 m với đường kính thân ngang ngực đến 0,7-0,9 m, có khi hơn. Vỏ thân màu nâu thẫm, dày, bong thành các mảnh hình chữ nhật dọc; lớp vỏ sống mỏng, màu trăng trắng, chất sợi. Tán cây hình nón khi non, hình ô khi già. Chồi đông hình tháp hẹp, màu nâu đỏ, hơi có nhựa. Cành mang lá nhẵn. Các
bó lá tập trung thành túm ở đầu cành.

Mỗi bó gồm 5 lá, cỡ (11-) 15-21 (-23) cm x 1-1,5 mm, có mặt cắt ngang hình tam giác, mảnh, hơi vặn; bó mạch một, ống nhựa dầu 3 (-7), ở giữa hay 2 ống ở phần ngoài. Các bó lá xòe ra và rồi quặp ngược lại treo thõng, có răng nhỏ mịn ở mép. Bẹ gốc lá rụng sớm. Nón hạt phấn màu nâu đỏ,   mọc chụm lại thành bông (có khi dài đến 2-5 cm) trên cành nhỏ năm thứ nhất, không cuống, hướng lên, mập, hình trứng – elíp hay trứng – thuôn, 7-8 x 2,5 – 3 mm.

Gỗ thông đỏ
Gỗ Thông Pallet

Nón hạt đơn độc, có khi mọc đối 2, hay mọc vòng 3-4, khi chín tạo nên với cành một góc ít nhiều 900, có cuống cỡ 1,8-2,2 x 0,7-0,9 cm, tự mở ngay ở trên cây để hạt rụng xuống, màu nâu thẫm, hình trứng hơi dài, khi mở cỡ 9-11 x 0,55-0,7 cm. Vẩy hạt hình trứng ngược-thoi, ở giữa nón cỡ 2,7-3,0 x 2,6-2,8 cm. Mặt vẩy hạt hình thoi hay tam giác, không có gờ lồi, chóp tù tròn, tất cả đều hơi cuộn ngược ra ngoài; rốn màu đen đen. 

Hạt màu xám đen, hình trứng ngược-hẹp, hơi dẹt, cỡ 12 x 6 x 4 mm, mang cánh tiêu giảm mạnh, có khi chỉ còn một gờ ở mép xa trục; vỏ hạt dày. Tất cả mẫu vật thu được ở 3 tiểu quần thể tại khu BTTN Xuân Nha đều giống hệt nhau, thuộc về cùng một taxôn. Chúng gần giống nhất với P. armandii <span”>ở chỗ lá tập hợp thành bó 5 lá, vẩy có mặt ở đỉnh, hạt có cánh tiêu giảm mạnh và vỏ dày.

Phân Bố

Khu BTTN Xuân Nha hiện là nơi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam ghi nhận có loài thông này. Các quần thể hiện có được tìm thấy ở bản Khò Hồng xã Chiềng Xuân và bản Pha Luông xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu – Sơn La.

Sinh thái

Mọc thành các quần xã thuần loại, rất ít khi một ưu thế có xen lẫn một số loài Thông khác như Pơ mu, Thông tre dài, Thông lông gà hay một số loài cây lá rộng nhưng không tạo thành rừng thật rậm, dọc đường đỉnh núi đá cát – phiến sét thoát nước ở độ cao khoảng 900 – 1.050 m.

Tình trạng

Số lượng Thông xuân nha trưởng thành còn ước khoảng 200 cây, phân bố tập trung trên diện tích khu phân bố của quần thể 20 km2, trong đó diện tích nơi cư trú khoảng 2 km2. Cây sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên rất hiếm cây con tái sinh. Thông năm lá dài không bị đe dọa bởi nạn khai thác gỗ cũng như phát nương làm rẫy do mọc ở những nơi hiểm trở. Nguy cơ lớn nhất đối với các quần thể này là cháy rừng, do tầng cây bụi phía dưới rất dễ bắt lửa.

Nhân giống  Quả chín vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, rụng xuống. Thu quả khi quả chín càng sớm càng tốt, tách lấy hạt. 1kg hạt chứa khoảng 9.980 hạt. Xử lý hạt bằng nước ấm trước khi gieo. Hạt gieo trên nền cát ẩm bắt đầu nảy mầm sau khoảng 10 ngày, tỷ lệ nảy mầm đạt 22%.


THÔNG PÀ CÒ ( PINUS KWANGTUNGENSIS Chun ex Tsiang )

Đặc điểm nhận dạng: Thuộc họ gỗ thông đỏ, Cây gỗ một thân, tán rộng, cao 10 – 20 m, đường kính ngang ngực tới 60 cm. Vỏ màu nâu dạng vảy và ráp, bóc thành các mảng. Lá kim mọc thành cụm 4 – 5 lá, dài 3 -7 cm, cây non có thể có lá dài tới 10 cm. Chồi ngủ có nhựa. Nón cái hình trụ hoặc bầu dục, treo rủ với cuống xiên khi chín, mọc đơn độc hay thành cặp, dài tới 8 cm và rộng tới 6 cm. Vảy nón hình trứng ngược với mấu hình thoi, u lồi dẹt. Nón quả chín trong 2 năm, tách và giải phóng hạt khi còn trên cây, rụng. Hạt hình trứng 0,8 – 1,2 cm, cánh hạt dài 2-3 cm.

Phân bố: Gỗ Thông đỏ pà cò được tìm thấy ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa. Ở Mai Châu loài được thấy trong các khu rừng thuộc các bản Pà Háng Lớn, Pà Cò Lớn (xã Pà Cò), bản Hang Kia 2, Thung Ẳng, Thung Mặn, Thung Mài, Pà Khôm (xã Hang Kia); ở Mộc Châu Thông pà cò gặp tại bản Tái định cư xã Tân Lập.

Sinh thái: Thông pà cò phân bố trên dông núi đá vôi trong rừng nguyên sinh nhiệt đới gió mùa ở độ cao từ 1.200 – 1.500 m. Những cây lá kim mọc kèm thường gặp là Pơ mu, Thông tre lá ngắn, Thông tre lá dài, Thông đỏ bắc, Dẻ tùng sọc hẹp. Trong tự nhiên cây mầm hiếm gặp, cây non hầu như không có.

Gỗ Thông Đỏ Xẻ Sấy

Tình trạng: Số lượng cá thể Thông pà cò trưởng thành trong khu vực nghiên cứu còn lại chỉ khoảng 200 cây trong một diện tích khoảng 40 km2, chia thành hai khu riêng biệt với tổng diện tích khoảng 4 km2. Trong đó 100% số cây trưởng thành trong tình trạng già cỗi, 60% có hiện tượng rỗng ruột và cụt ngọn. Tái sinh tự nhiên của loài ít, cây non có khoảng 16 cây. Tỷ lệ suy giảm cá thể trong vòng 10 năm trở lại đây ước khoảng 44,5%. Ngoài ra Thông pà cò cũng là đối tượng khai thác của người dân địa phương để làm thuốc và làm cảnh.

Nhân giống: Thu nón quả khi vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 khi nón bắt đầu chuyển màu nâu. Tỷ lệ chế biến từ quả thành hạt theo trọng lượng của Thông pà cò là 18:1. Độ thuần của lô hạt thu được đạt 97%. Khối lượng 1000 hạt là 22,9 g. Số hạt trên 1kg tính được 43.668 hạt. Hạt gieo trên nền cát ẩm sau 15 ngày đạt tỷ lệ nảy mầm 13,3% và trên nền giấy ẩm là 21,9%. Giâm hom cành cần chọn cây non có đường kính gốc dưới 6 cm, cắt hom vào tháng 12, xử lý bằng IAA (1.000 ppm), hom ra rễ sau 150 ngày với tỷ lệ 50 – 55%.


DẺ TÙNG SỌC HẸP (MENTOTAXUS ARGOTAENIA (Hance) Pilger )

Đặc điểm nhận dạng : Thuộc họ gỗ thông đỏHầu hết là những cây gỗ nhỏ – trung bình với chiều cao từ 6 – 10 m, đường kính ngang ngực 20 – 45 cm. Tán thưa với cành hướng lên cao. Vỏ có mảnh nứt màu nâu xám, đỏ da cam bên dưới. Cành trong năm có màu xanh, chồi ngọn vuông, vảy chồi không rụng, ở gốc cành. Lá hình dải hay mác, đôi khi hơi cong lưỡi liềm, tạo thành một góc với thân gần như mọc đối, dài đến 8 cm rộng đến 1,5 cm, mặt trên màu xanh bóng thẫm, mặt dưới có các sọc trắng và 2 dải lỗ khí phân biệt nằm giữa các dải xanh ở mép và ở hai bên dải xanh dọc gân giữa.

Gỗ Thông Đỏ Nhập Khẩu

Dải lỗ khí rộng tới 1,5 lần dải xanh ở  mép, gân giữa nổi ở mặt dưới, mép lá dẹt hoặc hơi cuốn lại, đỉnh lá nhọn. Cây đơn tính khác gốc, nón cái đơn độc từ nách lá của các chồi ngắn. Áo hạt khi chín màu đỏ dài, hạt hình bầu dục rủ trên cuống dài đến 2 cm. Hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đường kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, khi chín nhăn lại. Nón đực mọc thành cặp hay thành chùm từ 2- 5 ở ngọn các cành nhỏ, dài 5 – 6,5 cm. Hạt hình bầu dục trứng ngược, dài đến 2,5 cm với đường kính 1,3 cm, tím đỏ, rụng xuống đất khi chín. Phân biệt với loài Dẻ tùng sọc rộng (Amentotaxus yunannensis) là loài sau có dải lỗ khí trên lá rộng 2 lần hoặc hơn nữa so với dải xanh ở mép lá.

gotronnhapkhaumy
Gỗ Thông Đỏ

Phân bố : Loài này đã được tìm thấy ở nhiều tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, có thể có ở Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tại Mai Châu Dẻ tùng sọc hẹp được tìm thấy tại những khu rừng của các bản: Pà Cò Lớn, Pà Háng Lớn (xã Pà Cò), bản Hang Kia 2, Thung Ẳng, Thung Mặn (xã Hang Kia). Ở Mộc Châu được tìm thấy ở Lèn đá – Ba Phách, khu vực xã Phiêng Cành.

Sinh thái :  Mọc rải rác dưới tán rừng ở độ cao từ 800 – 1600 m trên các sườn núi đá vôi trong rừng thường xanh á nhiệt đới. Cây lá kim mọc kèm gồm Thông pà cò, Thông đỏ bắc,
Bách xanh, Thông tre lá ngắn, Thông tre lá dài. Ở sườn Tây núi Pha Luông của khu BTTN Xuân Nha còn gặp Dẻ tùng sọc hẹp trong quần xã với Đỉnh tùng và đặc biệt là với Dẻ tùng sọc rộng. Cá thể duy nhất của Dẻ tùng sọc rộng tìm thấy ở đây cao tới 25 m, có đường kính ngang ngực tới 80 cm.

Tình trạng : Ở Mai Châu, Mộc Châu chỉ còn lại khoảng 60 cá thể Dẻ tùng sọc hẹp. Các cá thể phân bố rất rải rác trong một khu vực rộng khoảng 110 km2 với diện tích cư trú chỉ khoảng 4-5 km2. Các cây trưởng thành sinh trưởng phát triển tốt, cây con và cây mầm tái sinh có nhưng không nhiều. Các hoạt động phát nương rẫy để sản xuất nông nghiệp là
tác nhân bên ngoài lớn nhất đe dọa đến quần thể, ngoài ra sự tái sinh kém cũng là yếu đố đáng lo ngại cho công tác bảo tồn loài này.

Nhân giống :  Dẻ tùng có thể nhân giống khá dễ bằng giâm cành. Thu hom vào cuối tháng 1 đầu tháng 2, sử dụng chất kích thích ra rễ là IAA 1.000 ppm, hom bắt đầu ra rễ sau 120 ngày. Sau 150 ngày tỷ lệ ra rễ của hom cây non đạt trên 75%.


DẺ TÙNG SỌC RỘNG – AMENTOTAXUS YUNNANENSIS H.L. Li

Đặc điểm nhận dạng : Thuộc dòng gỗ thông đỏ có lá xanh ở mép, gân giữa nổi ở mặt dưới, mép lá hơi cuộn, đỉnh lá tù hoặc hình nêm. Cây phân tính khác gốc, nón cái đơn độc từ nách lá của các chồi ngắn. Áo hạt khi chín màu đỏ, nón hình bầu dục rủ trên cuống dài 1,5 cm. Hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đường kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, rụng khi chín. Nón đực mọc thành cặp hay thành chùm 4- 6 ở ngọn các cành nhỏ, dài 10-15 cm. Hạt hình trứng bầu dục, dài đến 3 cm với đường kính 1,5 cm, màu tím đỏ với trắng khi chín.

Phân bố: Loài có phân bố hẹp, thấy ở Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Sơn La. Tại khu vực nghiên cứu Dẻ tùng sọc rộng được tìm thấy duy nhất ở một điểm thuộc địa phận bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn thuộc khu BTTN Xuân Nha, Mộc Châu, Sơn La.

gotanbixe 1
Gỗ Tần Bì Xẻ Mới Ra Lò

Sinh thái: Mọc rải rác dưới tán rừng ở độ cao từ 800 – 1.600 m trên các sườn núi đá vôi trong rừng thường xanh á nhiệt đới. Cây lá kim mọc kèm gồm Đỉnh tùng, Thông Thông tre lá dài, Dẻ tùng sọc hẹp.

Tình trạng: Tại Mai Châu và Mộc Châu hiện mới ghi nhận Dẻ tùng sọc rộng chỉ có một cá thể duy nhất với kích thước đặc biệt lớn, chiều cao lên đến 25 m, đường kính ngang ngực tới 80 cm. Chưa quan sát thấy nón hay cây tái sinh.


GỖ THÔNG ĐỎ BẮC – TAXUS CHINENSIS Pilger

Tên khác: Thông đỏ lá ngắn, Hồng đậu sam (tiếng Trung), Yew (tiếng Anh) – thuộc họ gỗ thông đỏ

Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỡ, phân cành thấp, cao 8 -15 m, đường kính ngang ngực từ 15 – 65 cm. Vỏ cây màu nâu đỏ, bóc tách thành từng mảng nhỏ. Lá dạng dải mác, thẳng hay hơi hình lưỡi liềm, xếp xoắn ốc hoặc thành 2 dãy, mọc cách, dài khoảng 1,5-2,2 cm, rộng 3 mm, đầu thu nhọn, gốc xuôi xuống, mép bằng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới
xanh nhạt với các dải lỗ khí màu vàng nhạt ở hai bên gân giữa. Cây phân tính khác gốc. Nón cái đơn độc, một hạt và bao quanh nhưng không phủ kín vởi áo hạt màu đỏ, chín trong một năm. Nón đực xếp thành hàng ở nách lá trên cành năm trước, nhỏ, hình trứng,
dài 6 mm và rộng 3 mm, không cuống hoặc có cuống nhỏ. Hạt hình trứng, 8 mm x 5 mm, khi chín màu đen.

gotuhiengma5
Gỗ Thôn Đỏ Xẻ

Phân bố: Loài này gặp tại các tỉnh Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La. Tại Mai Châu – Hòa Bình Thông đỏ bắc phân bố ở bản Pà Cò Lớn, Pà Háng Lớn (xã Pà Cò); bản Hang Kia 2, Thung Ẳng, Thung Mặn, Thung Mài, Pà Khôm (xã Hang Kia). Ở Mộc Châu – Sơn La có tại bản Bò Cang của tiểu khu 70, khu vực tiểu khu 72, bản Lèn đá xã Ba Phách, khu vực xã Phiêng Cành.

Sinh thái: Thông đỏ bắc mọc rải rác trên độ cao từ 1.000 – 1.450 m trên các dông núi đá vôi và các sườn dốc núi đá vôi. Các loài cây lá kim thường mọc kèm gồm Bách xanh, Thông tre lá ngắn, Thông tre lá dài, Thông pà cò, Dẻ tùng sọc hẹp.

Tình trạng: Tại Mai Châu – Hòa Bình và Mộc Châu – Sơn La số lượng Thông đỏ trưởng thành còn khoảng 100 cây. Chúng phân bố rải rác trên tổng diện tích khu phân bố của quần thể khoảng 1.000 km2, trong đó diện tích nơi cư trú chỉ khoảng 16,5 km2. Các cây trưởng thành đều sinh trưởng phát triển tốt. Cây tái sinh có gặp nhưng rất hiếm. Thông đỏ mọc rải rác, cây gỗ không lớn nên ít bị đe dọa bởi nạn khai thác gỗ. Tuy nhiên ở Pà Cò đã có trường hợp người dân lấy gỗ chọn chặt cây Thông đỏ lớn nhất (đường kính 50 cm) tại đây.

Nhân giống: Loài có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hom cành. Thời gian thu hom vào cuối tháng 10 đầu tháng 11. Hom được xử lý bởi IAA (1.000 ppm) bắt đầu ra rễ sau 90 ngày. Sau 120 ngày tỷ lệ ra rễ của hom cây trưởng thành đạt trên 85%, hom cây non đạt 99%.

VIDEO


SHT đã giới thiệu với các bạn về họ gỗ thông đỏ, hiện tại chúng tôi đang nhập khẩu gỗ thông đỏ tại Nhật với giá rất tốt, quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc mua gỗ vui lòng liên hệ với số hotline nhé, cảm ơn quý khách đã đọc bài viết này.


Xem thêm : Gỗ Tần Bì Xẻ Với Đủ Các Loại Kích Thước 2020™  |  Đơn Vị Cung Cấp Gỗ Thông Xẻ Số Lượng Lớn™ Giao Hàng Ngay®  |  Giá Gỗ Thông Xẻ™ Gỗ Tròn Và Xu Hướng Gỗ 2020®  |  Gỗ Thông Tròn Nhập Khẩu Mỹ, Bán Nguyên Cont 2020 ™  |  Gỗ Tự Nhiên Nhập Khẩu, Phân Phối Toàn Quốc  |  Thu Mua Phế Liệu Đồng Giá Cao